Chúng ta thường mặc những chiếc áo thun đơn giản, đẹp và tiện lợi khiến bản thân luôn cảm thấy thoải mái tự tin. Vậy liệu rằng có bao giờ bạn tự hỏi chất liệu làm nên áo thun đang mặc là gì? Nói đến vải may áo thun có rất nhiều loại và không phải ai cũng biết rõ về chúng. Việc nắm được cách phân biệt các loại vải thun sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm kiếm và lựa chọn chất liệu vải phù hợp cho nhu cầu của mình. Cùng đọc ngay những chia sẻ dưới đây để có thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!
1. Cách Phân Biệt Các Loại Vải Thun Theo Đội Co Giãn
Cách phân biệt các loại vải thun đầu tiên là dựa theo độ co giãn vải. Đây là một trong những điểm quan trọng để bạn đưa ra quyết định lựa chọn loại vải nào phù hợp với tính chất công việc, ngành nghề của người sử dụng.
Xét về độ co giãn vải có 2 loại: vải co giãn 4 chiều và co giãn 2 chiều.
- Vải thun 4 chiều: có tính chất co giãn 4 chiều, khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều dọc hoặc chiều ngang thì vải đều co giãn được cả. Vải có độ co giãn tốt nên tạo cảm giác năng động, thoải mái cho người mặc.
- Vải thun 2 chiều: chỉ co giãn được 2 chiều: hoặc là chiều ngang hoặc là chiều dọc, thường là chiều ngang nhiều hơn chiều dọc. Vải không mang lại cảm giác thoải mái bằng vải thun 4 chiều.
>>> Click xem ngay: Tên các loại vải thun thông dụng nhất hiện nay
2. Cách Phân Biệt Các Loại Vải Thun Theo Cách Thức Dệt Vải
Đây là cách phân biệt các loại vải thun được sử dụng phổ biến dựa trên tiêu chí về bề mặt bên ngoài của vải. Tùy theo kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nên những bề mặt vải khác nhau.
Các kiểu dệt vải cơ bản có:
- Kiểu dệt vải cơ bản nhất là kiểu dệt single (vải thun trơn)
- Kiểu dệt vải cá sấu
- Kiểu dệt vải cá mập
- Kiểu dệt thun da cá
- Kiểu dệt thun mè
- ...
>>> Đừng bỏ lỡ: Các Thương Hiệu Áo Thun Nam Nổi Tiếng Việt Nam
3. Cách Phân Biệt Các Loại Vải Thun Dựa Theo Tỉ Lệ % Sợi Cotton Và PE
Xét về mức độ thoáng mát và độ bền của vải thì đây là cách phân biệt các loại vải thun khá dễ thực hiện. Bởi vải thun được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (sợi bông được trồng từ thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester).
Để có thể mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc thì vải cần có nhiều thành phần cototn. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có tỉ lệ phần trăm cotton cao.
- Tỉ lệ % cotton trong vải càng nhiều thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng.
- Tỉ lệ % PE nhiều vải có độ cứng, không bị nhăn, lên form chuẩn, bề mặt bóng mịn.
- Vải thun 100% cotton
- Vải thun 65/35 (Vải TC)
- Vải thun 35/65 (Vải CVC)
- Vải thun 100% PE
Vậy là chúng ta vừa điểm danh 3 cách phân biệt các loại vải thun thông dụng nhất hiện nay. Hi vọng những chia sẻ này có thể cung cấp cho bạn thông tin hữu ích giúp mình nhận diện và tìm được chất liệu phù hợp cho nhu cầu. Theo dõi Xưởng May Đà Nẵng để cập nhật nhiều hơn những kiến thức hữu ích bạn nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: 2+ Chất Vải Áo Đồng Phục Đẹp
Nhận xét
Đăng nhận xét